Bài viết này tôi sẽ hướng dẫn các bạn về cách phối màu hoa sao cho chuẩn, và xác định điểm nhấn để cắm hoa cho nổi bật, đúng với bố cục hội họa.
Màu sắc trong hội họa áp dụng thực tế vào nghệ thuật cắm hoa, hay nghệ thuật trang trí nội thất, nó vô cùng quan trọng, nếu bạn hiểu và biết cách sử dụng màu sắc thì bạn sẽ cho ra được các tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời.
Hướng dẫn phối màu hoa:
Trong bánh xe màu sắc có 2 tông màu cơ bản là Tông màu nóng – Tông màu lạnh:
Vì sao phải xác định tông màu cho tác phẩm hoa tươi, bởi lựa chọn tông màu sao cho tác phẩm hoa của mình phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với sự kiện, hoặc sở thích của khách hàng.
TÔNG MÀU NÓNG: (Đỏ – Cam – Vàng)
Đây là những màu được tạo nên từ những màu chính là đỏ, da cam, vàng. Những màu này thường gợi lên sự liên tưởng về nhiệt độ cao và sự ấm cúng, tưng bừng, náo nhiệt, và mạnh mẽ, tươi trẻ, năng động.
Áp dụng tông màu nóng trong cắm hoa:
Màu nóng được sử dụng cho các sự kiện như khai trương, tết, noel, chúc mừng… Tông màu nóng mang tính trẻ trung, và mạnh mẽ nên nó cũng được lựa chọn làm tông màu tặng cho các bạn trẻ.
Một số mẫu hoa cắm theo tông màu nóng:
TÔNG MÀU LẠNH: (màu lam, màu xanh lá và màu tím)
Màu lạnh gồm 3 màu là màu lam, màu xanh lá cây, màu tím. ở trên là độ đậm nhạt của 3 màu cơ bản trong tông màu lạnh.
=> Tông màu lạnh là những màu sắc của ban đêm, của thiên nhiên và là của nguồn nước, nên chúng luôn tạo ra cảm giác mát mẻ. Sử dụng gam màu lạnh luôn giúp những người nhìn thấy chúng cảm giác bình yên, thoải mái, thư giãn, thanh tao và kín đáo.
Cắm hoa với tông màu lạnh thường làm quà tặng cho người ưa sự nhẹ nhàng, trầm tính.
Một số mẫu hoa cắm theo tông màu lạnh:
Bó hoa cắm theo thông màu lạnh:
Bó hoa màu xanh cắm theo tông màu lạnh, cảm giác thư thái và bình yên.
Các giỏ hoa cắm theo tông màu lạnh:
Hướng dẫn các Quy tắc phối màu hoa:
Nắm vững quy tắc phối màu hoa sẽ cho bạn tác phẩm hoa hài hòa, nổi bật.
- Quy tắc: 60 – 30 – 10
Màu sắc chủ đạo 60%
Trong một tác phẩm hoa tươi, nên có 60% có màu thuộc màu sắc chủ đạo.
Màu cấp 2
Khoảng 30% không gian còn lại
Màu nhấn mạnh
Khoảng 10% loại màu sống động mang tính nhấn mạnh (có thể là màu nóng – xem thêm tính chất màu sắc).
Đối với tông lạnh nên sử dụng cách phối trên.
1. Phối màu đơn sắc.
Quy tắc phối màu này đơn giản và dễ thực hiện nhất. Bạn chỉ cần chọn một màu trên bảng màu. Sau đó linh hoạt tạo nên độ đậm nhạt của màu ấy bằng cách hòa trộn với màu đen hoặc trắng. Việc phối màu đơn sắc sẽ không làm người nhìn sao nhãng, không bị bối rối hay mất tập trung. Nhờ vào sự đơn giản, không cầu kỳ mà người nhìn sẽ cảm thấy dễ chịu . Tuy nhiên, nhược điểm của quy tắc phối màu đơn sắc chính là khó tạo điểm nhấn cho tác phẩm.
Bó hoa hồng cam và lẵng quả được phối với màu đơn sắc là màu cam và màu đỏ.
2. Phối màu tương đồng.
Quy tắc phối màu tương đồng chính là sử dụng 3 màu liền kề trên bảng màu. Cách phối màu này tạo nên một tổng thể nhã nhặn và thu hút ánh nhìn. Với 3 màu phối hợp, kiểu phối màu tương đồng này đa dạng màu và dễ tạo điểm nhấn cho không gian hơn quy tắc số 1.
Khi sử dụng ba màu sắc cạnh nhau, bạn cần chia tỷ lệ màu hợp lý cho tác phẩm để đảm bảo sự cân bằng và hài hoà. Hãy nhớ lại quy tắc 60 – 30 – 10 để giữ các tỷ lệ trong tầm kiểm soát.
Tác phẩm hoa tươi phối màu tương đồng:
Thêm một số các mẫu hoa ví dụ về phối màu tương đồng.
Các kiểu cắm hoa trên theo tông màu liền kề, tông chủ đạo là tông hồng, tông vàng, tông đỏ.
3. Phối màu tương phản.
Trái với cách phối màu hài hòa, phối màu tương phản sử dụng 2 gam màu đối diện nhau trên đường tròn màu sắc. Đối với cách phối này, bạn chỉ cần chọn một màu mà bạn yêu thích làm tông chủ đạo, sau đó đối chiếu sang phía đối diện sẽ tìm được màu tương phản làm màu phụ.
4 cặp màu tương phản chính gồm: đỏ – xanh lá cây , vàng – tím, cam – xanh blue
Ví dụ về cắm hoa phối màu tương phản:
Hộp hoa trên là cách phối màu tương phản của cặp màu Đỏ – Xanh Lá. Cụ thể hoa hồng đỏ được cắm với bông wichky xanh lá cây, tạo nên nổi bật của hoa hồng đỏ.
Đây là bó hoa sử dụng 2 cặp màu tương phản rất rõ nét, đó là cặp màu: vàng – tím, đỏ – xanh.
Phân tích: Bó hoa được gói 2 màu giấy vàng và tím, hoa hồng vàng với hoa hồng tím, hoa hồng đỏ với lá xanh.
Bó hoa cam xanh đẹp và sang trọng, sử dụng cách phối màu đối diện. Bó hoa sử dụng màu giấy gói trung tính để làm nổi bật hoa tươi lên.
Phối màu theo đối xứng – bổ xung:
Phối màu theo cách đối xứng bổ xung để thêm phần phong phú cho tác phẩm, và giảm độ tương phản giữa 2 màu đối diện.
Ví dụ về tác phẩm hoa tươi cắm theo quy tắc đối xứng bổ xung:
Phối màu theo hình vuông, hình chữ nhật.
Cách phối màu hình vuông hay hình chữ nhật người ta gọi là hòa hợp 4 màu. Để chọn màu ta xoay bánh xe màu sắc sẽ tìm được 4 màu để lên tác phẩm hoa tươi của mình.
ví dụ áp dụng phối màu theo hình vuông, chữ nhật:
Tác phẩm hộp hoa trên được cắm theo cách phối màu hoa hợp theo hình vuông, gồm: xanh đọt chuối, xanh da trời, tím đỏ. và màu cam.
Phối màu theo tam giác cân.
Giỏ hoa được phối màu theo quy tắc tâm giác cân gồm: màu vàng cam – màu tím – màu xanh đọt chuối.
Phối màu hòa hợp 4 màu:
Tác phẩm trên phối màu hòa hợp 4 màu gồm: xanh blue, tím, cam, xanh da trời và thêm điểm nhấn cho 4 màu là màu hồng.
Cách chọn màu nhấn cho tác phẩm:
Sau khi xác định màu chủ đạo, cho tác phẩm ( màu tương đồng là cơ sở để xác định màu chủ đạo) màu nhấn là màu tương phản với màu chủ đạo. Màu chủ đạo có thể là tổ hợp màu nóng, lạnh. Sự hòa hợp giữa màu chủ đạo, màu nhấn và màu trung tính để tạo thành một hòa sắc hợp lý.
Ví dụ:
Lọ hoa trên được cắm tông màu nóng, gồm các màu liền kề nhau. Bạn nhấn 1 chút màu xanh da trời tạo điểm nhấn và tôn bình hoa lên rất đẹp và nghệ thuật.
Bó hoa trên sử dụng cách phối màu tương phản gồm 2 màu là cam và xanh lam. Cách phối màu trên tạo điểm nhấn độc đáo, tạo ấn tượng. Tuy nhiên để tạo thêm sự phong phú và sinh động cho bó hoa, thợ cắm hoa đã phối thêm các màu liền kềcủa tông nóng như màu cam đỏ của hoa ánh trăng, và màu nâu đỏ của hoa hồng.
Bình hoa trên được cắm màu liền kề của tông màu nóng và được nhấn một chút của lá xanh, tạo điểm nổi bật cho tác phẩm.
Bài tập thực hành:
Bài 1: Màu nóng gồm những màu gì, màu lạnh gồm những màu gì?
Bài 2: Nguyên tắc phối màu 60, 30, 10 là như thế nào? Màu chủ đạo chiếm bao nhiêu%, màu nhấn chiếm bao nhiêu %
Bài 3: Phối màu đơn có nhược điểm gì?
Bài 4: Có mấy cặp màu tương phản cơ bản, gồm những cặp nào?
Bài 5: Phối màu đối xứng bổ sung về bản chất có phải là phối màu tương phản không?
đối xứng bổ sung có tác dụng gì?
Bài 6: Cơ sở để xác định màu chủ đạo là gì? Màu nhấn là gì?
Các học viên đến với học viện Lily, các bạn sẽ được giáo viên luyện phối màu sắc và dạy cắm hoa sao cho thành thạo mà không cần nhìn vào bảng phối màu.